Bé bị ho nhiều phải làm sao? Hãy cùng Anti Cough tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị ho và tổng hợp những cách trị ho cho bé hiệu quả, giúp con nhanh khỏi.
Các Mẹ ơi, nuôi con nhỏ thật là gian nan,vất vả đúng không ạ? Lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ, thức khuya dậy sớm. Khi trái gió trở trời thì con lại hay ốm vặt (ho,sốt…) khiến các mẹ lại thêm stress hơn. Nhưng các mẹ hãy yên tâm không có gì là không giải quyết được, bài viết sau đây giúp mẹ “bỏ túi” một số mẹo Mẹ có thể duy trì tại nhà, giúp con tránh được những cơn ho nhé! Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ khiến bé hay bị ho.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho?
Ho là một phản xạ có điều kiện,nó thể hiện phản ứng của cơ thể và nó lặp đi lặp lại. Đôi khi kiểm soát được đôi khi lại không và xảy ra theo từng giai đoạn. Bản chất của ho là nó có tác dụng loại bỏ các chất tiết trong đường hô hấp, hoặc loại bỏ các hạt bởi không khí ô nhiễm.Nhưng không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều căn bệnh khác ở trẻ. Vậy, trẻ bị ho là do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Do tác động của thời tiết: Môi trường nhiệt độ là một trong những nguyên nhân khiến bé bị ho nhiều nhất. Đặc biệt là mùa lạnh, mùa mưa,hay thời điểm giao mùa khiến đường hô hấp của bé bị suy giảm mạnh dẫn tới ho.
Môi trường sống: do thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, dị ứng với khói thuốc lá, hay lông thú cưng (chó,mèo,…) cũng là nguyên nhân giúp vi khuẩn tấn công hệ hô hấp của bé.
Nguyên nhân khác: Do nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh ho gà,… tất cả các bệnh trên cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho và kéo dài dai dẳng.
Triệu chứng và cách nhận biết các bệnh ho thường gặp ở trẻ
Các cơn ho phần nào nói lên được tình trạng sức khoẻ của trẻ. Nếu bố mẹ theo dõi kỹ những cơn ho của trẻ sẽ biết những cơn ho có đờm sẽ khác những cơn ho khan, ho do viêm phế quản…dưới đây là những triệu chứng ho thường gặp ở trẻ mà cha mẹ nên cần lưu tâm nhé.
Ho gà
Ho gà là một trong những loại ho khá nguy hiểm và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, đời sống của trẻ. Ho gà là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Khi trẻ bị ho gà, âm thanh phát ra nghe giống như tiếng rít, và ho dữ dội,không kiểm soát được từng cơn. Triệu chứng của ho gà cũng như bị cảm lạnh nhưng cơn ho gà sẽ càng lúc càng nặng hơn và có thể khiến trẻ bị thiếu oxy, khó thở. gây ra cảm giác mệt mỏi, và khiến trẻ dễ bị nôn. Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao hơn và cũng hay gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng, nên cha mẹ nên lưu tâm điều này nhé.
Ho khan
Ho khan là tình trạng ho không ra đờm. Trẻ sẽ thấy ngứa ở cổ họng, kích hoạt phản xạ ho, gây ho từng cơn. Ho khan thường khó kiểm soát và có thể kéo dài. Nguyên nhân thường là do nhiễm trùng đường hô hấp cấp trên như viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, dị ứng,…hoặc do bị cảm lạnh, cảm cúm.
Ho có đờm
Ho có đờm hay còn gọi là dịch nhầy, thường do cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra. Cơn ho có thể dẫn đến từ từ hoặc nhanh chóng và kèm theo các triệu chứng khác như sổ mũi, hắt xì hơi, dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng. Khi bị ho có đờm trẻ sẽ dễ bị lạc giọng, và có thể đẩy các chất nhầy lên miệng. Nếu không có biện pháp điều trị tại nhà, tình trạng ho của trẻ sẽ kéo dài và làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của trẻ.
Ho viêm phế quản
Ho viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, thường ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi. Ho viêm phế quản làm cho đường thở bị sưng tấy và hẹp đi khiến trẻ bị khó thở. Khi bị ho nhiều trẻ sẽ bị khàn giọng, và thở rít. Điều này khiến trẻ suy giảm sức khoẻ nhanh chóng,da xanh xao, biếng ăn,…
Cách chữa ho cho bé hiệu quả, nhanh chóng tại nhà
Trong cuộc sống bộn bề, nhiều khi các bậc cha mẹ không có thời gian theo dõi, chăm sóc con trẻ hàng ngày, chưa kể tới khi trẻ ốm. Nhất là khi trẻ bị các bệnh thường ngày như ho thì lại tá hoả không biết phải làm sao. vậy nên anti cough sẽ mách mẹ một số cách chữa ho cho trẻ hiêu quả, nhanh chóng tại nhà nhé.
Hoa đu đủ đực ngâm với mật ong
Đây là một bài thuốc quý mà được nhiều mẹ truyền tai nhau để phòng ngừa cho bé mỗi khi có biểu hiện ho. Mật ong có tính kháng viêm, khử khuẩn rất tốt nên thường có mặt trong các bài thuốc trị ho. Sự kết hợp giữa mật ong và hoa đu đủ đực sẽ là một bài thuốc tốt giúp mọi cơn ho dịu lại. Vừa đơn giản, dễ làm mà lại hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Hoa đu đủ đực 100g tươi
- Mật ong nguyên chất 400ml
- Hũ đựng thuỷ tinh
Cách làm:
Hoa đu đủ đực loại bỏ những cánh bị già, héo, và sâu ăn. Sau đó đem đi rửa sạch nhẹ nhàng dưới vòi nước rồi để ráo nước. Sau đó dùng kéo cắt bỏ những phần cuống già và cứng đi, để lại những chùm hoa đu đủ. sau đó xếp hoa vào bình, đổ mật ong vào ngập hoa. Phải đảm bảo mật ong ngập các cánh hoa các mẹ nhé. Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và sau khoảng 1 tháng là có thể đưa ra dùng được.
Cách dùng:
Các mẹ lấy một ít hoa đã ngâm dã nhuyễn, cùng một thìa cà phê mật ong hoà cùng với nước ấm rồi cho trẻ uống. Hoặc trẻ lớn có thể nhai hoa và nuốt trực tiếp. Mỗi ngày duy trì từ 2-3 lần. Không nên cho trẻ dưới một tuổi uống các mẹ nhé.
Lá tía tô kết hợp với gừng và canh giới
Gừng có vị cay, tính hơi ôn. Kết hợp với tía tô và canh giới sẽ giúp trẻ giảm ngay những cơn ho. Đây là bài thuốc dân gian mà các mẹ nên làm tại nhà để điều trị cho bé nhé.
Nguyên liệu:
- 100g lá và cành tía tô
- 100g lá và cành canh giới
- 5g gừng tươi
- 500ml nước lọc
Cách làm:
Đem lá tía tô và canh giới rửa sạch rồi vò nhẹ. Gừng đem gọt vỏ, rửa sạch, gĩa nhuyễn. Tiếp theo, cho tất cả các nguyên liệu trên bỏ vào nồi và đun sôi lên cùng với khoảng 500ml nước. Khi thấy sôi, đun thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
Cách dùng:
Chia uống thành nhiều lần trong ngày, nếu ho nhẹ trẻ uống khoảng vài ngày là khỏi. Trong trường hợp bị nặng, kiên trì áp dụng bài thuốc lâu hơn. Các mẹ nên cho trẻ uống nước ở nhiệt độ ấm để đạt kết quả cao hơn nhé.
Quất kết hợp với đường phèn
Nguyên liệu:
- 2-3 quả quất xanh
- Đường phèn
Cách làm:
Rửa sạch quất, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. mang quất trộn với đường phèn rồi hấp cách thuỷ đến khi quất chín. Các mẹ lưu ý nhé, dằm cả vỏ, không cán hạt nhuyễn ra, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Làm như vậy sẽ có tác dụng tiêu đờm, ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mẹ nên cho uống sau các bữa ăn của trẻ nhé.
Ngoài những bài thuốc dân gian trên thì mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt là nên vệ sinh mũi họng cho bé đúng cách, cho bé uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, đúng giờ, không gian sống sạch sẽ thoáng mát.
Những sai lầm mẹ cần lưu ý khi điều trị ho tại nhà cho bé.
- Lạm dụng kháng sinh (uống thuốc liều cao): đây là một trong những điều tai hại nhất khi cho con uống kháng sinh tại nhà. Ho hay bệnh hô hấp là do khoảng 80% virus gây ra. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, còn các bệnh do virus không có tác dụng. Nhưng có rất nhiều Cha Mẹ dùng kháng sinh để điều trị cho bé tại nhà. Điều này làm dẫn tới tình trạng kháng thuốc ở trẻ,ngoài ra tăng nguy cơ dị ứng các bệnh mãn tính như hen phế quản,…ở trẻ.
- Dùng thuốc không phù hợp vơi lứa tuổi: các mẹ lưu ý rằng mỗi loại thuốc chữa ho ở trẻ đều có giới hạn độ tuổi sử dụng nhất định. Mẹ không nên lấy thuốc của bé lớn cho bé nhỏ uống và ngược lại. Nếu làm thế bé sẽ gặp nhiều tác dụng phụ có thể nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Vì vậy Mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho bé uống nhé.
- Dừng thuốc giữa chừng: đối với bé mà đi thăm khám bác sỹ được bác sỹ kê toa sử dụng thuốc trong một thời gian nhất định để điều trị dứt điểm các triệu chứng ho, sốt, …nhưng khi dùng mẹ thấy con có biểu hiện thuyên giảm nên ngưng thuốc giữa chừng. Điều này vô tình khiến bé khó dứt điểm cơn ho và không đúng quy trình có thể gây ra tình trạng kháng thuốc. Vậy nên, các Mom đã đưa con đi khám Bác sỹ thì nên theo quy trình và uống đúng liều nhé.
- Dùng các đơn thuốc cũ: tâm lý của các mẹ là những lần trước con chữa theo đơn thuốc này đỡ thì lần sau con có bị vẫn dùng đơn đó. Nhưng các mẹ quên rằng con mình lớn theo từng ngày, liều lượng và các loai thuốc có thể không phù hợp với bé hiện tại. Điều này các mẹ cũng nên lưu ý và tránh dùng các toa thuốc cũ nhé.
- Ủ ấm cho bé quá kỹ: khi bé bị ho mẹ nên giúp bé tránh những nơi gió lùa mạnh. Nhưng không vì vậy mà mặc nhiều áo ấm vào mùa đông. Nếu bé ho kèm sốt thì mẹ nên mặc thoáng để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược vào trong. Mở cửa sổ nhà mình để lưu thông khí ngoài trời nữa nhé các Mẹ.
- Không tự rửa mũi tại nhà cho bé: Rửa mũi sai cách sẽ làm ảnh hưởng tới các niêm mạc mũi ở bé. Làm mất đi các lợi khuẩn bảo vệ hệ hô hấp. Thay vì rửa mũi thì mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý để cung cấp độ ẩm cho bé. Trường hợp bé khó thở thì mới tới bác sỹ chuyên khoa để được rửa mũi đúng cách.
Những thực phẩm mẹ nên tránh khi bé bị ho.
- Không cho trẻ ăn, uống đồ lạnh: Đồ lạnh có thể làm gia tăng viêm vùng hầu họng cũng như làm kích thích cơn ho dữ dội hơn.
- Hạn chế các đồ ăn ngọt, bánh ngọt, kẹo ngọt: khi ăn những thực phẩm này mà không vệ sinh kỹ răng miệng cho bé thì vô tình đưa vi khuẩn vào miệng của bé, những cơn ho sẽ khó giảm đi mà còn khiến cho trẻ mệt mỏi hơn.
- Đồ có vị tanh như tôm, cá, cua,…hoặc các đồ ăn mà trẻ hay bị dị ứng
- Hạn chế ăn đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ: những loại thức ăn này có thể ảnh hưởng tới dạ dày, giúp việc tiêu hoá của bé khó khăn hơn và tăng tiết dịch đờm.
- Không cho trẻ ăn những loại hạt như đậu phộng, hạt dưa, hướng dương, socola,…khi ăn những loại hạt này bé có khả năng tiết dịch đờm nhiều hơn.
Những trường hợp nào các mẹ cần đưa con đến Bác sỹ
Các mẹ lưu ý nhé, không phải trường hợp ho nào của bé cũng có thể chữa trị tại nhà đâu. Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không bị sốt hoặc hơi ấm đầu nhẹ, các hoạt động và hành vi của bé vẫn bình thường ,vẫn chạy nhảy, vẫn ăn uống như hằng ngày thì Mẹ nên để bé ở nhà theo dõi và chăm sóc.
Đối với những bé ho có đờm keo, kéo dài do cảm lạnh, thấy con có vấn đề về hô hấp mà điều trị tại nhà không cải thiện thì mẹ nên đưa con tới bệnh viện để có hướng điều trị tốt hơn.
Hi vọng rằng những thông tin trên có thể giúp mẹ bỏ túi được một số phương pháp điều trị ho tại nhà cho bé. Tránh để lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng hô hấp cấp ở bé. Giúp mẹ và bé có một cuộc sống vui vẻ, lành mạnh hơn nhé!