Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp nhất vào mùa đông. Khi thời tiết trở lạnh trẻ rất dễ mắc các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của trẻ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn các cách phòng ngừa viêm phế quản cho bé hiệu quả và đơn giản nhất.
Viêm phế quản là gì?
Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người. Cơ quan này nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ sau bên trong phổi hình thành cây phế quản. Chúng có nhiệm vụ chính là dẫn không khí vào phổi.
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản. Khi mắc bệnh trẻ thường có các biểu hiện nhua ho, khạc đờm. Viêm phế quản được chia làm 2 dạng:
Viêm phế quản cấp tính: đây là tình trạng xảy ra ở vùng niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương nặng ở các mô, chúng thường do virus gây ra.
Viêm phế quản mãn tính: là giai đoạn kế tiếp của cấp tính. Chúng sẽ liên tục bị kích thích, dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc bệnh.
Triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ em
Ho: khi người mắc bệnh viêm phế quản thì biểu hiện đầu tiên là ho, chúng sẽ xuất hiện các cơn ho kéo dài. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà của từng người thì bác sĩ có thể chẩn đoán cụ thể
Sốt: thông thường khi mắc bệnh viêm phế quản cũng sẽ kèm theo các dấu hiệu sốt nhẹ, sốt theo từng cơn và thường xảy ra vào ban đêm.
Tiết dịch nhầy (đờm): Đờm sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường và có màu xanh hoặc vàng đậm. Chúng gây khó thở, ngứa họng…
Thở khò khè: do thành của phế quản bị phù nề nên xuất hiện các cơn co thắt, khí đi qua ống dẫn thở sẽ bị chèn ép và phát ra tiếng khò khè trong cổ họng.
Thở nhanh, thở gấp hoặc rất khó thở
Xuất hiện Rale ẩm
Thay đổi tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Nếu trường hợp bạn mắc viêm phế quản cấp tính thì bệnh thường nhẹ và chưa nguy hại nhiều. Các triệu chứng sẽ được hệ miễn dịch hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn xấu và phục hồi lại các chức năng giúp phổi nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên nếu để bệnh thường xuyên tái diễn và phát lại thì sẽ lây lan sang các vùng khác của phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Khối lượng vi khuẩn ngày càng lớn thì kéo hệ miễn dịch cũng bị suy giảm đột ngột không có khả năng chống trả và bảo vệ các cơ quan hiệu quả. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi. Khi gặp bệnh viêm phế quản dễ chuyển thành viêm phổi, cực kỳ nguy hiểm nếu không kịp thời cứu chữa.
Khi viêm phế quản diễn ra nặng theo chiều hướng xấu, sẽ làm các đường dẫn khí bị sưng phù. Trong quá trình ăn uống rất dễ khiến chúng ta bị mắc nghẹn thức ăn. Thức ăn đi vào đường hô hấp không phải dạ dày. Từ đó gây ra nhiễm trùng và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi.
Khi bệnh khò khè kéo dài sẽ trực tiếp tác động lên cơ tim, khiến tim bị áp lực và gây suy kiệt sức khỏe.
Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ
Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
Thuốc lá không chỉ độc hại với người lớn, khi trẻ nhỏ hít phải chúng cũng gây ra các bệnh về hô hấp tương tự như người trực tiếp sử dụng. Khi trẻ hít phải khói thuốc lá hệ miễn dịch trong cơ thể cũng sẽ phản ứng mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên khi trẻ thường xuyên phải hít thở bầu không khí này thì hệ miễn dịch cũng sẽ không đủ khả năng chống trả và bảo vệ cơ thể. Từ đó sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phế quản.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định thì chúng ta cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt, an toàn. Các bữa ăn của trẻ cần đủ chất để trẻ luôn khỏe mạnh chống lại nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh từ môi trường sống.
Giữ ấm cho trẻ
Vào thời điểm mùa đông khi thời tiết trở lạnh cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho con. Không để trẻ ăn mặc phong phanh, hở vùng cổ chân tay. Chúng sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh rồi dẫn đến viêm phổi.
Ngoài việc mặc quần áo thì cha mẹ cũng nên cho con uống nước ấm, hằng ngày hạn chế uống nước lạnh. Vì khi uống nước lạnh cũng khiến cổ họng của trẻ bị sưng và phù nề gây ra bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó việc tắm rửa vệ sinh cơ thể cũng phải đảm bảo tắm nước ấm hoặc nóng. Không tắm nước lạnh.
Thường xuyên vệ sinh vùng mũi họng sạch sẽ
Khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với nơi đông người cần tiến hành vệ sinh chân tay, mũi sạch sẽ để loại bỏ nguy cơ mắc nhiễm các bệnh lây truyền trong không gian và khối khí. Lưu ý hãy đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để tránh bị phơi nhiễm bởi các chất kích thích trong không khí như khói bụi, hóa chất cũng như các chất ô nhiễm khác.
Tiêm vacxin, viêm phổi ho gà cho trẻ khi có đến tuổi
Cha mẹ cần đảm bảo đúng các mũi tiêm cho trẻ nhỏ khi đến tuổi. Các loại vacxin sẽ giúp trẻ có được hệ miễn dịch ổn định khỏe mạnh. Tránh được nguy cơ tấn công của virus và vi khuẩn gây hại.
Không dùng chung đũa, bát với người lạ
Trẻ nhỏ không nên cho sửu dụng chung đũa bát ăn uống với người lạ. Vì chúng ta không kiểm soát được bệnh tật có thể lây truyền qua đường ăn uống.