Cách trị ho sổ mũi cho trẻ 7 tháng tuổi

Cách trị ho sổ mũi cho trẻ 7 tháng tuổi

Thời điểm khi trẻ 7 tháng tuổi ho ốm là hiện tượng bình thường mà hầu hết các trẻ sơ sinh đều mắc phải. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu nên dễ nhiễm bệnh. Vậy có cách trị ho sổ mũi cho trẻ 7 tháng tuổi mà không cần cần sử dụng đến thuốc kháng sinh không? Hãy tham khảo một số phương pháp sau đây.

Ho sổ mũi là gì?

Ho sổ mũi là hiện tượng hệ hô hấp hay vùng họng của bé bị nhiễm khuẩn. Chúng gây sưng tấy và phù nề làm trẻ đau rát và quấy khóc nhiều. Đặc biệt đau rát và ho nhiều về đêm nên trẻ thường không ngủ được dẫn đến cơ thể mệt mỏi và nhanh chóng bị suy nhược.

Các vùng niêm mạc ở họng liên tục tiết chất dịch nhầy ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và hô hấp quả trẻ. Khiến trẻ ho nhiều hơn. Các chất dịch nhầy thường có màu trắng hoặc hơi ngả vàng.

Nguyên nhân gây ho sổ mũi ở trẻ 7 tháng tuổi

  • Không khí khô: Niêm mạc trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không khí khô. Khi độ ẩm thấp, không khí sẽ trở nên khô hơn, từ đó làm khô chất tiết mũi của trẻ, khiến trẻ xuất hiện triệu chứng thở khò khè, khụt khịt.
  • Chất gây dị ứng: Khói thuốc lá, khói hóa học, gió, bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi… cũng là những tác nhân khiến niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng, gây sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong…
  • Cảm lạnh và cảm cúm: Trẻ em có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi mắc bệnh, bé có thể xuất hiện các triệu chứng như trẻ bị chảy nước mũi, ho, sốt, nhức mỏi toàn thân, đau họng…
  • Amidan hoặc VA sưng to: Amidan và VA có chức năng nhận diện, bắt giữ vi khuẩn và virus xâm nhập qua mũi, cổ họng; từ đó sản sinh kháng thể tự nhiên để chống lại các vi khuẩn, virus có hại đó. Khi Amidan và VA sưng to hoặc bị viêm, khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể suy giảm và gây ra sổ mũi, nghẹt mũi, thở ồn ào ở trẻ em.
  • Dị vật ở mũi: Dị vật ở mũi như hạt, đậu khô, nút áo, viên bi, sỏi, đồ chơi, bỏng ngô… không chỉ gây sổ mũi ở trẻ mà còn dẫn đến nhiều nguy hiểm khác nếu không được phát hiện và loại bỏ dị vật kịp thời.
  • Nhiễm trùng: Khi hô hấp bị viêm nhiễm do cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra tình tình trạng ho và sổ mũi ở trẻ nhỏ.
  • Hen suyễn: Hen có thể gặp ở trẻ sơ sinh, đây là một dấu hiệu bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của bé.
  • Viêm xoang, dị ứng: 2 dấu hiệu thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Khi trong phòng ngủ hoặc nơi ở ẩm mốc nhiều bụi bẩn sẽ làm viêm nhiễm niêm mạc mũi và họng. Các vùng niêm mạc viêm nhiễm sẽ kích ứng cơ thể và tạo ra các cơn ho ở trẻ nhỏ.

Biến chứng của bệnh

  • Viêm mũi cấp: Chảy nước mũi do phản ứng lại với thay đổi của thời tiết hay các dị nguyên. Tuy nhiên, nếu mũi không được làm sạch (uống thuốc, rửa mũi,…) sẽ dẫn đến viêm mũi.
  • Viêm xoang: Sổ mũi để lâu hoặc điều trị không dứt điểm. Dịch tiết đọng lại trong các hốc, các xoang, chứa nhiều vi khuẩn dẫn đến viêm xoang. Lâu dần là viêm xoang mãn tính, bệnh này vô cùng khó chữa, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Bệnh về cuốn mũi: Sổ mũi kéo dài, viêm nhiễm làm cuốn mũi phù nề, lâu dần thoái hóa. Hoặc có thể do dùng thuốc co mạch xịt mũi không đúng liều lượng, làm teo cuốn mũi. Ngoài biểu hiện bệnh lý, người mắc bệnh này còn có khả năng bị mất ngủ, giảm trí nhớ, mệt mỏi,…
  • Các bệnh về tai, họng: Do cấu trúc tai – mũi – họng thông với nhau qua các xoang, các hốc. Khi một trong ba bộ phận bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến hai bộ phận còn lại. Tình trạng dịch tiết, mủ viêm có dễ dẫn đến các bệnh như viêm họng, viêm tai giữa,…

Cách trị ho sổ mũi cho trẻ 7 tháng tuổi

Nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vẫn cần được bú sữa mẹ thường xuyên. Hiện nay nhiều mẹ nuôi con theo cách cho con sử dụng sữa ngoài nên cho bé cai sữa mẹ từ rất sớm. Điều này ảnh hưởng không ít tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Các dưỡng chất trong sữa công thức sẽ khó tiêu hóa đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, hàm lượng kháng thể tự nhiên cũng sẽ thấp hơn sữa mẹ. Duy nhất chỉ có sữa mẹ, nguồn sữa dinh dưỡng tự nhiên, tốt cho tiêu hóa của trẻ, các dưỡng chất kháng thể tự nhiên của người mẹ cũng sẽ được truyền qua cho con dễ dàng. Vì thế khi bé còn quá nhỏ mẹ đừng vội cai sữa con nhé!

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh rất cần thiết trong tủ thuốc của mẹ. Nước muối có tác dụng sát khuẩn loại bỏ các vi khuẩn gây hại ra khỏi cùng niêm mạc mũi họng của bé nhanh chóng. Mẹ hoàn toàn yên tâm thành phần trong nước muối sinh lý không gây tổn thương mũi của trẻ như các dòng nhỏ mũi có kháng sinh thông thường.

Giữ ấm cơ thể cho bé

Vào thời điểm mùa lạnh bắt đầu mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho con, hạn chế để trẻ ăn mặc quá ngắn và nằm điều hòa. Nếu thời tiết chưa lạnh hẳn thì các mẹ vẫn nên ưu tiên một bộ đồ thu đông dài tay cho bé. Khi đi ra ngoài cần có áo khoác nhẹ để tránh gió.

Cơ thể được giữ ấm ở nhiệt độ tốt thì cơ thể trẻ cũng sẽ hạn chế được tối đa nguyên nhân gây cảm, cảm lạnh ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Sử dụng thêm nước ép cà rốt cho bé uống

Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể sử dụng thêm các chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Các loại nước ép lành tính tốt cho bé như nước ép cà rốt hoặc nước ép củ cải trắng mẹ có thể sử dụng để trị ho cho con.

Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần ép một củ cà rốt lấy nước rồi hòa thêm với 1 một chút nước ấm và cho bé uống từ 2 đến 3 thìa cà phê mỗi ngày. Mỗi ngày uống từ 3 lần đến khi hết các triệu chứng ho.

Cho bé ăn nhiều rau củ, quả tươi

Lúc này khi bé bắt đầu tập ăn và uống các món ăn mới mẹ hãy tích cực cho bé sử dụng các sản phẩm là thực phẩm tươi từ rau, củ quả để trẻ hấp thụ thêm các nguồn vitamin tự nhiên. Các dưỡng chất vitamin ấy sẽ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.

Cho bé uống nước tỏi hấp đường

Tỏi hấp đường phèn có tác dụng trị ho hiệu quả ở trẻ nhỏ mẹ hãy thử thực hiện: mẹ lấy 1.2 củ tỏi băm nhuyễn cùng với đường phèn rồi đem hấp cách thủy từ 15 đến 20 phút. Sau đó chắt lấy nước đem ra cho bé uống từ 2 đến 3 lần/ ngày.

Cho bé uống lá hẹ hấp đường phèn

Lá hạ có tính mát, khả năng kháng viêm cao đặc trị tốt đối với bệnh về đường hô hấp. Khi trẻ sử dụng đều đặn lá hẹ kết hợp đường phèn hoặc mật ong các dấu hiệu bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Cách thực hiện mẹ chuẩn bị 300g lá hẹ rồi giã nhuyễn sau đó cho thêm 2 đến 3 viên đường phèn và tiến hành bắc lên bếp hấp từ 15 đến 20 phút. Sau đó để nguội rồi cho bé sử dụng.

Sử dụng miếng dán giảm ho Anti Cough

Miếng dán giảm ho Anti Cough cũng được biết đến với công dụng trị ho, ho đờm, ho khan rất tốt ở trẻ nhỏ dưới một tuổi. Với tá dược vừa đủ từ các dưỡng chất có trong thảo dược thiên nhiên như: Cao thiên nam tinh, Tinh dầu bạch đàn, Tinh chất quế, Bạc Hà, Long não, Mật táo, cao bán hạ bắc…

Miếng dán được sản xuất nhỏ gọn dễ sử dụng, trẻ sẽ hợp tác với cha mẹ trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên khi thấy trẻ vấn liên tục ho và sổ mũi không khỏi. Cha mẹ hãy đưa con đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị thêm

Anti Cough – Miếng dán giảm ho chiết xuất thảo dược đầu tiên tại Việt Nam.

Sản phẩm miếng dán Anti Cough thuộc Công ty TNHH Phát Triển Tổng Hợp Đại Dương (Ocean Pharm).

Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà Sannam, số 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: http://oceanpharm.com.vn/

Hotline: 0978117796

Anti-Cough là miếng dán giảm ho thảo dược đầu tiên của Việt Nam. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược có công dụng giảm ho/ho đờm, tiêu đờm, cảm cúm, cảm lạnh, ngừa viêm phế quản,… Miếng dán giảm ho Anti-Cough chính là trợ thủ đắc lực giúp mẹ giải quyết triệt để chứng ho, ho đêm ở trẻ.

Công ty TNHH Phát triển Tổng hợp Đại Dương

Tầng 2, căn 5, liền kề Dolphin Plaza, số 28 Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

0978117796

cskh.oceanpharm@gmail.com

MST: 0106817049 Ngày cấp giấy phép: 09/04/2015